Đẩy mạnh liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản theo hướng gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao lợi thế cạnh tranh trong xây dựng nông thôn mới ở huyên Đắk Hà tỉnh Kon Tum hiện nay

Thứ hai - 25/10/2021 21:27

Tác giả bài viết: ThS.Phan Văn Sinh - Khoa Lý luận cơ sở

      Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn theo chuỗi liên kết là hướng đi mới giúp nông dân nâng cao giá trị sản phẩm một cách bền vững. Đặc biệt, trong bối cảnh ngành nông nghiệp của tỉnh Kon Tum nói chung cũng như huyện Đắk Hà nói riêng vẫn còn phát triển với quy mô nhỏ, hiệu quả thấp, đa phần sản xuất theo kiểu truyền thống, sự liên kết càng cần thiết, nhất là liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu hàng hóa.
      Thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nhất là Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Quyết định số 39/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 12/01/2018 về kế hoạch liên kết sản xuất, tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; phê duyệt Danh mục dự án phát triển liên kết chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm thực hiện trong giai đoạn 2018 - 2020 thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 1088/QĐ-UBND ngày 12/10/2018... Xác định phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nông, lâm, thủy sản là xu thế tất yếu và nhu cầu không thể thiếu của các tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ dân. Do vậy, trong những năm qua, huyện Đắk Hà đã đẩy mạnh thực hiện chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm. Cùng với đó, các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất với nông dân cũng chủ động được nguồn cung sản phẩm nông nghiệp với giá cả ổn định, tích cực góp phần phát triển kinh doanh bền vững.
      Huyện Đắk Hà đã Quy hoạch vùng liên kết sản xuất, tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp trong đó có chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ cà phê vối theo tiêu chuẩn 4C, UTZ thực hiện trên địa bàn các xã Đăk Mar, Hà Mòn, Đăk Ngọk, Đăk Hring, Đăk Long và thị trấn Đăk Hà với quy mô 750 ha theo tiêu chí cánh đồng lớn Trong đó tại xã Đăk Long 50 ha, Đăk Mar 200 ha, Đăk Ngọk 150 ha, thị trấn Đăk Hà 100ha   Quy hoạch vùng chuyên canh trồng rau tại xã Đăk Ngọk với quy mô 24 ha. Trong đó, thôn Đăk Bình 10ha, Đăk Lộc 7 ha, Đăk Lợi 5 ha và Đăk Kđem 2 ha. Vùng chuyên canh sản xuất rau, hoa tại Tổ dân phố 5, thị trấn Đăk Hà với quy mô 50 ha(1). Triển khai lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp Đăk Mar để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển theo quy hoạch, thu hút đầu tư sản xuất, chế biến nông sản chủ lực của huyện như cà phê, sắn, kết hợp phát triển công nghiệp chế biến sản xuất phân vi sinh, thức ăn gia súc,... có mô hình cánh đồng Mẫu về sản xuất lúa thơm Đăk La quy mô 35 ha; 21 cánh đồng lớn; gồm các cánh đồng cà phê (13 cánh đồng), lúa (6 cánh đồng), cao su (1 cánh đồng) và 01 cánh đồng rau hoa. (Tiếp tục phát triển mô hình “cánh đồng mẫu” trồng lúa thơm tại thôn 1A, thôn 2 xã Đăk La với quy mô 100ha).  
20200816151105trang trai 270 ha cua cong ty nghia phat tai dak psi 1

              
Trang trại của Công ty Nghĩa Phát tại xã Đăk Pxi. Ảnh: V.P (Báo Kon Tum)
    Ngoài quy họach vùng, khu sản xuất, để tiện cho việc kêu gọi liên kết hợp tác sản xuất và sản lượng chế biến, tiêu thụ đảm bảo thì việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất cũng đồng thời được quan tâm như:  Trong sản xuất trồng trọt, Ủy ban nhân dân huyện đã làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện gieo trồng đúng lịch thời vụ, ứng dụng các tiến bộ khoa học như sử dụng các giống cây trồng có tính ưu việt, phù hợp với điều kiện địa phương, ứng dụng tưới nước tiên tiến, tưới nước tiết kiệm phù hợp và sử dụng các máy móc thay thế sức người (máy cắt cỏ, máy làm đất,...); bảo vệ cây trồng theo nguyên tắc IPM, tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học, thảo mộc để phòng trừ sâu bệnh hại, khi thật cần thiết phải sử dụng thuốc hoá học thì tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng; chăm sóc cây trồng theo nguyên tắc ICM, khuyến cáo người sản xuất tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục, hữu cơ vi sinh, phân vi sinh để cải tạo đất, cải tạo hình thái cây, kéo dài thời gian sinh trưởng của cây, đồng thời giảm dần lượng phân bón vô cơ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đảm bảo sản lượng phục vụ chế biến tiêu thụ, đảm bảo sản xuất đạt hiệu quả và môi trường sản xuất an toàn.
      Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả được thực hiện theo hướng liên kết "4 nhà" từng bước hình thành các Vùng. Ủy ban nhân dân tỉnh đã có quyết định số 74/QĐ-UBND, ngày 07/02/2020, công nhận Vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao Đăk Hà với quy mô trên 1.930 ha tại địa bàn các xã Hà Mòn, Đăk Mar, Đăk Ngọk và thị trấn Đăk Hà, Uỷ ban nhân dân huyện đã hoàn thiện hồ sơ và đang trình Uỷ ban nhân dân tỉnh công nhận Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đăk Hà với quy mô 19,83 ha. Khu nông nghiệp ứng dựng công nghệ cao Đăk Hà tại thôn 7, xã Đăk La, Doanh nghiệp. Công ty TNHH sản xuất và chế biến Nông lâm sản Nghĩa Phát đã được công nhận doanh nghiệp sản suất Nông nghiệp công nghệ cao (đầu tư 220 ha mít thái trồng xen với Sầu riêng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất tại xã Đăk Pxi)  ứng dụng công nghệ cao trong sản suất nông nghiệp; hình thành các cánh đồng lớn. Triển khai thực hiện mô hình cánh đồng Mẫu về sản xuất lúa thơm Đăk La quy mô 35 ha. Huyện đã đăng ký quy hoạch cánh đồng lớn trình tỉnh phê duyệt, dự kiến giai đoạn 2015-2020 có 21 cánh đồng lớn; gồm các cánh đồng cà phê (13 cánh đồng), lúa (6 cánh đồng), cao su (1 cánh đồng) và 01 cánh đồng rau hoa. (Tiếp tục phát triển mô hình “cánh đồng mẫu” trồng lúa thơm tại thôn 1A, thôn 2 xã Đăk La với quy mô 100ha) gắn sản xuất với thị trường, nâng cao năng suất, hiệu quả, thu nhập cho nông dân(2). Trên cây lúa: Mô hình “cánh đồng mẫu lớn”; “cánh đồng 3 giảm 3 tăng”; “1 phải 5 giảm”; “ICM”. Trên cây cà phê là thực hiện Dự án tưới nước tiết kiệm, thực hiện sản xuất cà phê bền vững, sản xuất cà phê theo chứng nhận UTZ.....; đồng thời triển khai cho người dân ký cam kết sản xuất an toàn thực phẩm theo thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT, ngày 31/10/2018 của bộ nông nghiệp, theo đó qua thống kê sơ bộ trên địa bàn đã có 1.148 hộ/8 xã tham gia ký cam kết (bao gồm xã Đăk La, Đăk Mar, Đăk Long, Ngọk Réo, Hà Mòn, Đăk Hring và Đăk Ui) trên các lĩnh vực. Trong 1.148 hộ có: 224 hộ trồng trọt kết hợp chăn nuôi (Đăk La 17 hộ, Đăk Ui 207 hộ), 691 hộ trồng trọt (Đăk Long 33 hộ, Ngọk Réo 108 hộ, Hà Mòn 42 hộ, Đăk Hring 185 hộ và Đăk Ui 323 hộ), 230 hộ chăn nuôi, (Đăk La 95 hộ (1 hộ nuôi thủy sản), Đăk Mar 45 hộ (có 3 hộ nuôi cá và 1 cơ sở nuôi ong lấy mật) và Hà Mòn 40 hộ), 3 cơ sở rang xay cà phê (Đăk Mar)(3)
      Đồng thời, với việc quy hoạch, vận động, kêu gọi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên, đến nay trên địa bàn huyện đã có 20 hợp tác xã. Trong đó, 15 hợp tác xã đang hoạt động, 4 hợp tác xã ngừng hoạt động. (Trong năm thành lập mới 06 hợp tác xã. Hợp tác xã nông nghiệp Farm Z - hoạt động tại xã ĐăkMar; Hợp tác xã ĐăkHà 1, Hợp tác xã ĐăkHà 2, Hợp tác xã ĐăkHà 3 hoạt động tại Cụm Công nghiệp ĐăkLa; Hợp tác xã Bắc Tây Nguyên hoạt động tại xã ĐăkHring; Hợp tác xã Bách Thắng hoạt động tại xã ĐăkPxi., giải thể tự nguyện 01 hợp tác xã.  Hợp tác xã lúa gạo Hải Ngọc tại xã ĐăkLa.). Có 52 THT/300 tổ viên, 17 Nhóm hộ đang hoạt động, trong đó có 51 Tổ hợp tác, 17 nhóm hộ đã đăng ký hoạt động với chính quyền xã, thị trấn(4). Ngoài các Công ty, doanh nghiệp Nhà nước: Công ty TNHH MTV Cà phê 743, 731, 704 và Công ty Cà phê Đăk Uy tiêu thụ sản phẩm cà phê, còn có các công ty, doanh nghiệp tư nhân, các HTX cũng đã tham gia liên kết cung ứng vật tư và bao tiêu sản phẩm cà phê, lúa và nhiều thương lái thu mua các sản phẩm nông nghiệp của người dân. Qua đó mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp hình thành những cánh đồng lớn, tăng tỷ lệ cơ giới hóa, tăng năng suất lao động, ổn định được đầu ra sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch, hạn chế được những rủi ro do biến động giá cả của hàng nông sản, hạn chế được tình trạng “được mùa, mất giá” như hiện nay.
      Tuy nhiên, việc phát triển liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm gia tăng giá trị sản phẩm trong nông nghiệp trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn, thách thức đó là việc các hộ sản xuất chưa chú ý nhiều đến việc liên kết nhóm hộ, tổ hợp tác thành lập Hợp tác xã, mà vẫn sản xuất tự phát mạnh ai người đó làm nên chưa tạo được nhiều vùng sản xuất tập trung, dòng sản phẩm đủ lớn và ổn định, đặc biệt là sản phẩm của các hộ cá thể độc lập khó truy xuất nguồn gốc; việc liên kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất chưa bền vững do chưa có cơ chế chia sẻ lợi nhuận, rủi ro, chủ yếu vẫn liên kết theo hình thức thương thảo thuận mua vừa bán. Tình trạng tiêu thụ sản phẩm vẫn còn qua nhiều khâu trung gian phân phối nên giá bán thực tế cao hơn nhiều so với giá thu mua tại cơ sở sản xuất, sức cạnh tranh chưa cao, chưa chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Công tác tuyên truyền quảng bá Marketting giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp còn yếu. Ngoài ra, trong chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện của một số xã, một số cơ quan chuyên môn thiếu quyết liệt; các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hợp tác xã với năng lực tài chính, sản xuất còn hạn chế...
      Để tiếp tục triển khai có hiệu quả liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản theo hướng gia tăng giá trị sản phẩm trên địa bàn huyện Đắk Hà ổn định, bền vững trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tăng cường thông tin tuyên truyền quảng bá giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sản phẩm OCOP; cập nhật thông tin thị trường trong nước và nước ngoài; Tăng cường chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, liên kết tiêu thụ sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, đẩy mạnh liên kết sản xuất, nhân rộng chuỗi giá trị sản xuất hiện có; tiếp tục tổ chức các hội thảo để các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, người sản xuất, các đại biểu quan tâm trao đổi thảo luận nhằm tháo gỡ các nút thắt trong liên kết giữa các tác nhân mà vai trò của doanh nghiệp làm trung tâm phân phối là chủ đạo để chuỗi giá trị nông sản phát triển bền vững.
      Thứ hai, hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp như hỗ trợ tư vấn liên kết; đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật; đào tạo nghề; hỗ trợ về giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm; chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới theo mô hình ứng dụng công nghệ cao...
Thứ ba, tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý, bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ. Tạo chuỗi liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ các loại sản phẩm nông sản với các Doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn. Rà soát, điều chỉnh, sắp xếp hợp lý việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Thực hiện tốt phương châm giảm diện tích cây hàng năm kém hiệu quả, tăng diện tích cây công nghiệp lâu năm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.
Thư tư, phát huy tối đa các lợi thế hiện có trên cơ sở xây dựng và triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh một số cây trồng, vật nuôi chủ lực có giá trị kinh tế cao. Tiếp tục phối hợp với các Viện khoa học trong việc tuyển chọn các loại giống mới, có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất.
      Thứ năm, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, HTX, THT, hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào thu mua, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản; nâng cao giá trị hàng nông sản để tăng giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp. Cần quan tâm hơn nữa về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thực hiện liên kết sản xuất, chế biến, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp nhất là các sản phẩm nông sản chủ lực của huyện để đảm bảo ổn định đầu ra, phát triển ngành nông nghiệp bền vững. 
Như vậy, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản là một tất yếu khách quan trong xu hướng mở cửa hội nhập của nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay. Nó có vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp, giúp nâng cao lợi ích của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị, đặc biệt là đối với nông dân. Liên kết  sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm làm thay đổi cơ bản từ nhận thức đến hành động của người sản xuất, từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang nền sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, góp phần hạn chế tình trạng sản xuất rau hiện nay là nhỏ lẻ, manh mún; Giải quyết việc làm ổn định cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội lần thứ VI của Đảng bộ huyện Đắk Hà đề ra.
      Để thực hiện có hiêu quả liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới trên địa bàn huyện Đắk Hà, các chủ thể đặc biệt các Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất-kinh doanh phát triển sản phẩm nâng cao trình độ khoa học, công nghệ trong sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm đặc trưng, khơi dậy niềm tự hào tự mỗi vùng quê, góp phần làm giàu cho mình và cho xã hội, thu hút lao động, nguồn vốn đầu tư vào khu vực nông thôn, thu hẹp khoảng cách đô thị-nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững và tạo ra những động lực mới cho phát triển kinh tế xã hội của huyện Đắk  Hà trong thời gian tới./.
Tài liệu tham khảo:
(1),  Báo cáo số 1057/ BC-UBND huyện Đắk Hà ngày 16/12/2020 về Kết quả thực hiện Kế hoạch liên kết sản xuất gắn với tiêu thụmột số sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện Đăk Hà.
(2)(3)(4) Báo cáo số 1057/ BC-UBND huyện Đắk Hà ngày 16/12/2020 về Kết quả thực hiện Kế hoạch liên kết sản xuất gắn với tiêu thụmột số sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện Đăk Hà.
- Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đắk Hà khóa VI, nhiệm kỳ 2020-2025

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

baove
 
pc dbhb
 
hcmaa

kontum
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây