Một vài suy nghĩ về đảm bảo sự cân bằng con người – xã hội – tự nhiên hiện nay theo quan điểm của Ph. Ăngghen

Thứ năm - 12/11/2020 03:59

Tác giả bài viết: ThS. A Phúc - Trưởng khoa Lý luận cơ sở

     “Biện chứng của tự nhiên”, là tác phẩm triết học của Ph. Ăngghen (1820-1895) được viết trong khoảng năm 1873 đến năm 1886. Trong tác phẩm, Ph. Ănghen đã nêu ra những định nghĩa về phép biện chứng, những qui luật, phạm trù... mà cho đến nay chưa có những nghiên cứu mới nào có thể thay thế giá trị khoa học của nó. Cũng trong nội dung tác phẩm, Ph. Ăngghen đã vạch ra lý luận về Hệ thống cân bằng động: con người - xã hội - tự nhiên.
     Ông cho rằng con người là cơ thể sinh học phức tạp nhất được sản sinh từ giới tự nhiên. Thông qua lao động, trí óc của con người không ngừng phát triển, chúng  chuyển hóa nhiều hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn vào công cụ lao động để qua đó tác động vào tự nhiên một cách mạnh mẽ hơn. Ph. Ăngghen khẳng định: “...Và cùng vi shiu biết ngày càng tăng mt cách nhanh chóng vcác quy lut tnhiên, thì nhng phương tin dùng để tác động trli vào gii tnhiên cũng ngày càng tăng; chcó bàn tay không thôi thì người ta chc không bao gichế ra được máy hơi nước, nếu bóc con người không phát trin mt cách tương ng cùng vi bàn tay, song song vi bàn tay và mt phn nhcó bàn tay[1].
     Trong quá trình lao động, ngôn ngữ xuất hiện tác động đến bộ óc dẫn đến việc hình thành năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá, ý thức; từ đó xã hội xuất hiện. Nhờ lao động con người làm biến đổi cả đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần của mình. Đó là sự ra đời của khoa học, nghệ thuật, tôn giáo, các ngành, lĩnh vực, quốc gia... Ph. Ăngghen viết: “ con người càng cách xa con vt, hiu theo nghĩa hp ca tnày bao nhiêu thì con người li càng tmình làm ra lch sca mình mt cách có ý thc by nhiêu; nh hưởng ca nhng hu qukhông d kiến trước, ca nhng lc lượng không kim soát được, đối vi lch sử đó, li càng ít đi by nhiêu thì kết qulch sli càng phù hp mt cách chính xác hơn by nhiêu vi mc đích đã xác định trước[2].
     Xã hội là một bộ phận đặc biệt của giới tự nhiên, là hình thức tổ chức cao nhất, phức tạp nhất của giới tự nhiên. Xã hội không hình thành một cách giản đơn bằng con số cộng của các cá nhân trong nó mà là tổng thể những mối liên hệ và quan hệ phức tạp giữa các cá nhân trong khuôn khổ của những hình thái kinh tế – xã hội, những phương thức sản xuất và những chuẩn mực chính trị, kinh tế, văn hóa, đạo đức, pháp luật, tôn giáo... do chính hoạt động thực tiễn của con người sản sinh ra.
     Tự nhiên là tất cả những gì tồn tại khách quan của thế giới vật chất mà với bộ óc của mình con người có thể nhận thức được hoặc chưa nhận thức được về chúng. Tự nhiên còn có thể được hiểu là những gì tồn tại ngoài ý thức của con người. Trong giới tự nhiên có muôn hình, vạn trạng sự vật, hiện tượng, chúng biến đổi không ngừng.
     Tự nhiên là một bộ phận cấu thành nền tảng trong hệ thống cân bằng động. Con người – xã hội – tự nhiên hợp thành một thể thống nhất, có quan biện chứng, quy định lẫn nhau. Trong đó yếu tố con người, với ý thức của mình, trở thành yếu tố động nhất, thông qua hành động thực tiễn làm biến đổi tự nhiên và xã hội với tính cách là môi trường mà chính con người đang tồn tại.
Ph.Ăngghen cho rằng "Trong giới tự nhiên, không có cái gì xảy ra một cách đơn độc cả; hiện tượng này tác động đến hiện tượng khác và ngược lại"[3]. Quan niệm này không phải là sự tách rời, loại bỏ yếu tố con người và xã hội ra khỏi giới tự nhiên mà ngược lại, càng nhấn mạnh hơn con người là một bộ phận đặc biệt, là hạt nhân của xã hội; và xã hội, đến lượt nó lại là một bộ phận đặc biệt của giới tự nhiên.
     Nguồn gốc tự nhiên và sự vận động, chuyển hóa không ngừng là cơ sở chung nhất làm nên hệ thống cân bằng động: con người – xã hội – tự nhiên. Các yếu tố trong hệ thống cân bằng động ấy có mối liên hệ, quan hệ phức tạp, tác động quy định lẫn nhau; sự biến đổi của yếu tố này tất yếu dẫn đến những biến đổi của các yếu tố còn lại theo những quy luật bù trừ nhất định.
     Ph. Ăngghen cho rằng hoạt động lao động của con người là quá trình tác động một cách có ý thức vào điều kiện tự nhiên, qua đó, cải tạo tự nhiên thành giới tự nhiên của chính con người. Con người nằm trong lòng giới tự nhiên cũng có nghĩa là con người nằm trong lòng mẹ, nhưng con người không phải nằm im bất động, mà con người phải cải tạo chinh phục giới tự nhiên, tức con người lại phải cải tạo, chinh phục mẹ hay còn gọi là sự cải thiện sự sống.
     Quá trình tác động vào thiên nhiên nhằm cải thiện sự sống, con người có thể mắc những sai lầm nhất định, gây phá vỡ hệ thống cân bằng động. Sự phá vỡ hệ thống theo chiều hướng tiêu cực tất yếu gây ra sự trì trệ, suy thoái của đời sống xã hội. Ph.Ăngghen viết: “...nhng lc lượng chưa kim soát được vn còn mnh hơn nhiu so vi nhng lc lượng được làm cho vn động mt cách có kế hoạch và không thnào khác thế được, chng nào hoạt động lch s chyếu nht ca con người, hoạt động đã đưa con người ttrng thái thú vt lên trng thái con người, sự hoạt động làm cơ svt cht cho tt ccác loi hoạt động khác ca con người - tc là ssn xut nhm thỏa mãn nhng nhu cu sinh sng ca con người, tc là s sn xut xã hi hin nay - vn còn chu stác động mù quáng ca nhng lc lượng chưa kim soát được, và chng nào mc đích mong mun chỉ được thc hin trong trường hp ngoi lvà cái được thc hin thường thường li chính là nhng kết qutrái ngược hn vi mc đích y[4]. Ở đây, một mặt ông đề cập đến sự tiến hóa của con người do lao động và sự phát triển của bộ óc người nhưng mặt khác, còn nói về những giới hạn của trí óc con người trong quá trình cảỉ tạo tự nhiên. Rằng, với những hạn chế nhất định trong nhận thức thế giới khách quan, không nhận thức được hệ thống cân bằng động hay vì những mục đích nhất thời, thực dụng, hành vi mù quáng mà hoạt động thực tiễn của con người có thể sẽ để lại những hậu quả khôn lường trái ngược với mục đích ban đầu của anh ta.
     Ph. Ăngghen cảnh báo xã hội loài người rằng: “... chúng ta cũng không nên quá thào vnhng thng li ca chúng ta đối vi gii tnhiên. Bi vì cmi ln ta đạt được mt thng li, là mi ln gii tnhiên trthù li chúng ta. Tht thế, mi mt thng li, trước hết là đem li cho chúng ta nhng kết qu mà chúng ta hng mong mun, nhưng đến lượt thhai, lượt thba, thì nó li gây ra nhng tác dng hoàn toàn khác hn, không lường trước được, nhng tác dng thường hay phá hủy tt cnhng kết quả đầu tiên đó[5].
     Ph. Ăngghen lý giải về nguyên nhân của nạn ô nhiễm môi trường, khủng hoảng sinh thái, rằng: “Ở Mê-xô-pô-ta-mi, ở Hy Lạp, ở Tiểu Á và ở các nơi khác, khi người ta phá rừng để có đất cày cấy, thì không mấy khi họ nghĩ rằng làm như thế là họ đã tạo ra nguồn gốc sinh ra những mối tai họa hiện nay trong những nước đó, vì rằng khi phá rừng, họ đã hủy hoại cả những trung tâm chứa nước và giữ nước. Nhng người min núi I-ta-li-a, khi phá hoại các đám rng tùng trên sườn phía nam di núi An-pơ, trong lúc nhng đám rng như thế được bo vmt cách rt chu đáo bên sườn núi phía bc, thì h không nghĩ rng, làm như vy là đã phá hoại vic chăn nuôi trên núi cao trong nước; và hli càng không nghĩ rng như thế là họ đã làm cho các sui nước trên núi bkhô cn sut mt phn ln thi gian trong năm, và đến mùa mưa thì nước lũ ca các khe sui đó li tuôn xung càng ddi hơn na, làm ngp cả đồng bng[6].
     Ph. Ăngghen cũng nhắc nhở rằng: “ Và nhng svic đó nhc nh chúng ta tng gitng phút rng chúng ta hoàn toàn không thng tr được gii t nhiên như mt kxâm lược thng trmt dân tc khác, như mt người sng bên ngoài gii tnhiên, mà trái li, bn thân chúng ta, vi cxương tht, máu mđầu óc chúng ta, là thuc v gii tnhiên, chúng ta nm trong lòng gii tnhiên, và tt csthng trca chúng ta đối vi gii tnhiên là chchúng ta, khác vi tt c các sinh vt khác, là chúng ta nhn thc được quy lut ca gii t nhiên và có thsdng được nhng quy lut đó mt cách chính xác[7].
     Xã hội càng văn minh, con người càng phát triển thì sự tác động cải tạo, biến đổi đối với tự nhiên càng mạnh mẽ. Tuy nhiên, quyền hành và sự thống trị của con người đối với tự nhiên không phải là vô hạn, là tuyệt đối. Bởi vì, con người chinh phục giới tự nhiên nhưng con người vẫn nằm trong lòng tự nhiên chứ không phải sống trên hoặc bên ngoài giới tự nhiên.
     Mặt khác, sự sống của con người tất thảy phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Trước hết, giới tự nhiên không chỉ là nguồn cung cấp những vật liệu cho lao động mà còn là điều kiện, là sự tác động tự nhiên để biến lao động của con người trở thành những sản phẩm, những của cải nhất định theo mục đích đã định trước. Ph. Ăngghen đã nêu ví dụ rằng, trong sản xuất nông nghiệp, nếu trong tự nhiên có quá nhiều chim sẻ thì chúng sẽ ăn khá nhiều thóc lúa ở ngoài đồng. Nhưng nếu diệt hết chim sẻ, thì sâu bệnh lại phát triển khá nhanh, và nó còn phá hoại mùa màng gấp nhiều lần so với chim sẻ...
     Nói về nguyên nhân sâu ra của sự mất cân bằng hệ thống con người – xã hội – tự nhiên, Ph.Ăngghen cho rằng trong xã hội tư bản, do lợi nhuận tối đa là mục tiêu cao nhất, cuối cùng, nên dẫn đến hậu quả là không đếm xỉa gì đến sự cân bằng sinh thái, đến sự huỷ hoại môi trường tự nhiên, vắt kiệt sữa của người mẹ tự nhiên. Do đó, phải xây dựng một nền sản xuất mới ở đó con người gẫn gũi với tự nhiên, tôn trọng tự nhiên và hài hòa hơn với tự nhiên. Tức con người – xã hội – tự nhiên đạt được sự cân bằng tối ưu.
     Lý luận ấy, cho đến nay đã chứng minh tính đúng đắn. Biến đổi của tự nhiên theo hướng tiêu cực đã trở thành vấn đề toàn cầu; đang đặt ra những vấn đề bức thiết trong nhận thức và hành động của nhân loại. Đối với Việt Nam, thiên tai trong những ngày cuối tháng 10/2020 một lần nữa lại gợi lên trong suy nghĩ của mọi người về “sự trả thù của thiên nhiên” – điều mà Ph. Ănghen đã cảnh báo chúng ta từ cách đây gần 150 năm về trước.
     Nói về tác hại của sự mất cân bằng hệ thống con người – môi trường, đã có không ít công trình nghiên cứu khác nhau đề cập đến. Xin đơn cử, một bài báo đăng trên Website của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11 tháng 6 năm 2014 đã cung cấp thông tin rằng “trong thời gian từ năm 2000-2012, thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại 1,7 ngàn tỉ USD và tác động lên 2,9 tỉ người. Cùng thời gian này 1,1 triệu người đã thiệt mạng do thảm họa thiên nhiên. Riêng thiệt hại do thiên tai năm 2011 trên thế giới với 371 tỉ USD, trong đó có 154 trận lũ lụt, 16 trận hạn hán và 15 đợt nắng nóng gay gắt. Năm 2012 trên toàn thế giới có 905 tai ương, bao gồm các trận bão mạnh, hạn hán, lốc xoáy, động đất, lũ lụt, mưa đá, bão rất mạnh, cháy rừng và bão lớn, thiệt hại do thiên tai trên toàn thế giới vượt quá 100 tỉ USD; các thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, động đất khiến ít nhất 32,4 triệu người trên thế giới phải rời bỏ nhà cửa đi sơ tán. Theo AFP, thảm họa thiên nhiên trong năm 2013 ước tính gây tổng thiệt hại khoảng 130 tỉ USD. Trong số những “cơn thịnh nộ của đất trời”, siêu bão Haiyan quét qua Philippines hồi đầu tháng 11/2013 là thảm họa gây tang thương và mất mát nhiều nhất, với khoảng 7.000 người thiệt mạng. Đây là nguyên nhân chính khiến số lượng người chết do thảm họa trong năm 2013 lên đến 25.000 người, tăng đáng kể so với năm 2012 (14.000 người). Các chuyên gia môi trường cảnh báo số người chịu ảnh hưởng bởi thiên tai sẽ tiếp tục gia tăng do biến đổi khí hậu gây hiện tượng thiên nhiên bất thường ngày càng nhiều[8].
     Qua 35 năm đổi mới, bên cạnh những thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội, văn hóa..., đất nước ta cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có vấn đề tạo lập sự cân bằng về con người – xã hội – môi trường. Nhiều năm qua, chúng ta đã trả giá cho những sai lầm trong quá trình phát triển thiếu bền vững, tăng trưởng kinh tế chủ yếu vẫn đi theo chiều rộng dựa vào tăng đầu tư, khai thác tận diệt, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.
     Diện tích rừng tự nhiên, đa dạng sinh thái, đa dạng hệ động thực vật bị suy giảm nghiêm trọng, giáo sư Nguyễn Ngọc Lung nêu: “Năm 1945, rừng tự nhiên của ta còn chiếm khoảng 95%. Trải qua quá trình phát triển kinh tế, rừng trở nên cạn kiệt. Những năm 92-93, Nhà nước có chương trình phục hồi sinh thái cho đất nước - chương trình 327, khôi phục độ che phủ của rừng từ 27% lên 42%, gần mức khi người Pháp ra đi là 43%. Nhưng đó là về mặt diện tích, còn chất lượng rừng như tôi nói vẫn chưa đạt được”[9].
     Đối với Tây Nguyên, đến năm 2019, tổng diện tích có rừng của các tỉnh Tây Nguyên là khoảng 2,6 triệu ha, chiếm 17,5% diện tích rừng cả nước, tỉ lệ độ che phủ đạt gần 46%. Tuy nhiên, chỉ trong năm 2019, tỉ lệ độ che phủ rừng đã giảm 0,09% (khoảng 16.000ha), trong đó tỉnh Đăk Lăk có diện tích rừng bị suy giảm khoảng 11.400ha; 05 tháng đầu năm 2020, các tỉnh Tây Nguyên đã phát hiện gần 5.000 vụ phá rừng, tập trung chủ yếu ở vùng biên giới, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên... Mặc dù rừng trồng tăng 18.000ha nhưng rừng tự nhiên lại giảm hơn 15.000ha... Bên cạnh đó, tỉ lệ rừng giàu và rừng trung bình chỉ chiếm 18% (khoảng 0,5 triệu ha) trong khi rừng nghèo, rừng phục hồi chiếm 81% (gần 1,8 triệu ha)[10].
     Dự thảo báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII trình đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đã nêu: “ Ý thức chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu còn thấp... Vẫn để xảy ra một số sự cố môi trường gây hậu quả nghiêm trọng... Quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trên một số mặt còn lỏng lẻo, bất cập... Xu hướng chạy theo lợi nhuận và lợi ích trước mắt trong khai thác tài nguyên chưa được khắc phục... Chất lượng môi trường tiếp tục xuống cấp...Các hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học tiếp tục suy giảm...[11].
     Giáo sư Nguyễn Ngọc Lung cũng phân tích rằng việc trồng rừng thay thế cho  rừng tự nhiên là cần thiết nhưng cũng chỉ đáp ứng mức độ nhất định, chúng ta không thể trả lại cho tự nhiên những gì nó đã sở hữu từ ngàn xưa. Rừng trồng không thể thay thế cho rừng tự nhiên trên nhiều giác độ giá trị. Về là vai trò của rừng tự nhiên: “Nếu đất trống, đồi trọc, chỉ có cỏ và cây bụi khi khi mưa xuống có tới 95 % chảy tràn trên mặt, chỉ có 5% thấm một lớp mỏng vào đất. Lượng nước chảy tràn trên mặt gọi là , như lũ ống, lũ quét… Nhưng có rừng tự nhiên thì 90% nước rơi xuống không chảy tràn trên mặt. Nếu một cơn mưa bình thường kéo dài 1-2h với lượng mưa khoảng 100mm thì không có nước chảy tràn trên mặt, hết cơn mưa là mặt đất không có nước. Toàn bộ lượng nước trở thành nước ngầm. Rừng tự nhiên tốt như thế vì nó tán cây, các lớp cây khác nhau, có thảm mục, hệ rễ sâu 20-30m (chiều cao cây như nào rễ sâu như thế)...
Trong khi đó, rừng trồng chỉ có tác dụng bằng 1/5 rừng tự nhiên. Và thực tế là khi xây dựng nhà máy thủy điện, rất ít chủ đầu tư có phương án trồng rừng thay thế khi rừng tự nhiên bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Hậu quả là rừng tự nhiên mất đi, rừng trồng không bù nổi diện tích đã mất mà chưa tính đến hiệu quả giữ nước, giữ đất, giữ môi trường của hai loại rừng. 
     Trong khi thế giới ra sức bảo vệ rừng tự nhiên thì chúng ta lại phá rừng tự nhiên để làm kinh tế. Rừng tự nhiên dù có nghèo kiệt thế nào chăng nữa thì về đa dạng sinh học cũng gấp nhiều lần rừng trồng vì các tác dụng như tôi đề cập ở trên. Vì thế, các chuyên gia quốc tế khuyến cáo rằng thà giữ 1ha rừng tự nhiên còn hơn phát triển 5 - 10 ha rừng trồng. 
     Ở Việt Nam dù độ che phủ rừng đã tăng lên nhưng còn rất ít rừng tự nhiên, chủ yếu là rừng trồng, chất lượng rừng rất thấp”[12].
     Nói về sự trả giá do nạn phá rừng, khai thác tận diệt đối với rừng tự nhiên, giáo sư Nguyễn Ngọc Lung nêu: “ Sự trả giá vì mất rừng chúng ta cũng đang chứng kiến rất rõ. Mất rừng, lũ lụt xảy ra ở ngay thượng nguồn chứ không phải hạ lưu... Việt Nam là 1 trong 6 nước trên thế giới chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu 4 năm gần đây. Miền Trung lại là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất tại Việt Nam[13]...
Sự tàn phá của cơn bão sô 9 năm 2020 tại huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum
Sự tàn phá của cơn bão số 9 năm 2020 (huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum)
     Hệ thống cân bằng động con người – xã hội – tự nhiên vận động một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của mỗi người chúng ta. Duy chỉ có một việc là con người phải nâng cao nhận thức và xác lập hành động phù hợp từ đó tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự phát triển toàn diện, hài hòa và bền vững– sự cân bằng con người với môi trường.
     Đối với Việt Nam, nhằm phát triển bền vững đất nước, đòi hỏi các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và Nhân dân cần quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả những chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển bền vững. Trong đó, phát triển kinh tế – xã hội gắn với bảo vệ môi trường cần chú trọng những biện pháp cơ bản sau:
     - Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm trong toàn toàn xã hội, nhất là đối với doanh nghiệp về bảo vệ môi trường.
     - Thực hiện có hiệu quả chủ trương, biện pháp của Đảng, Nhà nước về sử dụng đất đai, tài nguyên và bảo vệ môi trường.
     - Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai, tài nguyên và bảo vệ môi trường. Xây dựng hệ thống và cơ chế giám sát tài nguyên, môi trường và biến đổi khí hậu, dự báo, cảnh báo thiên tai, ô nhiễm và thảm hoạ môi trường, dịch bệnh.
     - Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai, tài nguyên và bảo vệ môi trường.
     - Thực hiện khắc phục căn bản tình trạng huỷ hoại, làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, khu đô thị. Cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của nhân dân.
     - Khẩn trương đánh giá tác động về môi trường của các công trình dự án; kiên quyết loại bỏ các dự án, nhất là dự án thủy điện vừa và nhỏ có tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, đến sự đa dạng sinh học. Mặt khác, có cơ chế, chính sách tốt hơn tiếp tục thúc đẩy phát triển hệ thống sản xuất năng lượng điện sạch, thân thiện với môi trường. Có biện pháp phù hợp tạo không gian để phát triển rừng tự nhiên (nhất là vùng biên giới, núi cao, vùng sâu, vùng xa), không tiếp tục mở rộng rừng sản xuất trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại trong sản xuất nông nghiệp cho sản phẩm với năng suất, chất lượng cao trên diện tích đất sản xuất ổn định hiện có.
     - Chủ động, tích cực hợp tác quốc tế về tài nguyên, môi trường, phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; hợp tác chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ thân thiện với môi trường nền sản xuất; ưu tiên phát triển hàng tiêu dùng thân thiện với môi trường./.
 

[1] C.Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, H.1994, tập 20, tr. 476
[2] Đã dẫn, tr. 476
[3] Đã dẫn, tr. 652
[4] Đã dẫn, tr. 476, 477
[5] Đã dẫn, tr. 654
[6] Đã dẫn, tr, 654-655
[7] Đã dẫn, tr. 655
[8] http://vusta.vn: Quan hệ giữa con người và tự nhiên trong "biện chứng của tự nhiên" với vấn đề môi trường hiện nay.
[9] http://Vietnamnet/tuanvietnam: Giáo sư “người rừng”: chúng ta đang buôn bán, đánh đổi với thiên nhiên, tác giả Thái An
[10] Moitruong.net: diện tích rừng tự nhiên ở Tây Nguyên bị mất gần 16.000 ha trong năm 2020, tác giả Ngọc Ánh
[11] Nguồn: chinhphu.vn: Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng
[12] Đã dẫn: http://vietnamnet/tuanvietnam/tieudiem/Giáo sư ‘người rừng’...
[13] Đã dẫn: http://vietnamnet/tuanvietnam/tieudiem/Giáo sư ‘người rừng’...

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

baove
 
pc dbhb
 
hcmaa

kontum
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây