Trường chính trị tỉnh Kon Tum

http://truongchinhtri.kontum.gov.vn


V.I. Lênin người khai sinh chủ nghĩa xã hội hiện thực (Kỷ niệm 105 năm CMT10 Nga 07/11/1917-07/11/2022)

      Được sự ủy nhiệm của Liên đoàn những người cộng sản tháng 02/1848 C.Mác viết Tuyên ngôn Đảng cộng sản - tác phẩm đánh dấu sự ra đời của Chủ nghĩa Mác với tư cách là một học thuyết cách mạng khoa học với đầy đủ ba bộ phận hợp thành gồm: Triết học, Kinh tế chính trị học và Chủ nghĩa xã hội khoa học.
      Cùng với quá trình hoạt động lý luận gắn liền với thực tiễn qua tổng kết cách mạng ở các nước Tây Âu thời bấy giờ ở Anh, Pháp, Đức C.Mác đã đúc kết thành nhiều quy luật khoa học như Đảng cầm quyền; liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân và trí thức… Từ đó làm cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh và đi vào chiều sâu (đấu tranh tự giác). Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nhất là giá trị của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn đang lên còn phù hợp nên chủ nghĩa tư bản còn có nguyên nhân để tồn tại.
Đầu năm 1871 Công xã Pari diễn ra và gây được tiếng vang lớn trong việc xác lập ra một hình thức nhà nước mới – Nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhưng do chưa mở rộng được sang các địa bàn khác và chưa thực hiện được liên minh công nông nên công xã đã thất bại. Đây là bài học “xương máu” cho phong trào cách mạng rút kinh nghiệm.
      Thời Ph.Ăngghen còn sống Quốc tế II – Quốc tế xã hội chủ nghĩa (XHCN) hoạt động rất hiệu quả: đã thúc đẩy phong trào công nhân ở nhiều nước phát triển, đấu tranh chống lại những biểu hiện cơ hội trong phong trào công nhân. Nhưng sau năm 1895, khi Ph.Ăngghen mất Quốc tế II phân biệt sâu sắc thành Quốc tế hai rưỡi với nhiều phe phái; phái hữu do Becstanh đứng đầu công khai phẩn đối lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học (CNXHKH), phái tả do Lênin đứng đầu bảo vệ, ủng hộ - phát triển CNXHKH; đặc biệt nguy hiểm là phái giữa Causki ngụy trang núp bóng chủ nghĩa Mác hòng bóp chết chủ nghĩa Mác. Tình hình đó yêu cầu đặt ra cần bảo vệ phát triển CNXHKH.
Mặt khác vào thời Lênin, chủ nghĩa tư bản (CNTB) đã phát triển thành chủ nghĩa đế quốc, tình hình thực tế đặt ra những yêu cầu nhiệm vụ mới mà lý luận CNXHKH do Mác – Ăngghen sáng lập chưa có lời giải đáp. Trong khi đó, trung tâm cách mạng thế giới chuyển về Nga, mâu thuân sâu sắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản bộc lộ, cần có chiến sách lược mới phù hợp với tình hình mới. Và một yêu cầu có tính nguyên tắc nữa là như Mác-Ăngghen đã từng khẳng định: học thuyết của các ông là học thuyết mở nó cần vận dụng cho phù hợp tình hình mới và cần được bổ sung phát triển…
      Xuất phát từ những lý do đó CNXHKH cần được bảo vệ, bổ sung và phát triển. Và Vladimir Ilyich Lênin đã đảm nhận vai trò ấy một cách xuất sắc – gắn liền với giai đoạn đặc sắc nổi bật của những sự kiện của cách mạng nước Nga và thế giới, chẳng hạn như: Quốc tế II bị phân liệt và mất dần vai trò lãnh đạo phong trào công nhân Quốc tế (năm 1914 giải tán), Đảng Bônsêvích (Đảng Cộng sản) Nga thành lập (1903) tổng kết cách mạng năm 1905 và cách mạng Tháng 02-1917; tổng kết cách mạng tháng 10-1917 – cuộc cách mạng biến CNXH từ lý luận trở thành hiện thực. Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) được thành lập (04/3/1919), bọn cơ hội tấn công điên loạn vào chủ nghĩa Mác.
Thông qua những sự kiện nổi bật của giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX như vậy, Lênin đã đóng vai trò rất to lớn trong việc bảo vệ và phát triển lý luận CNXHKH qua nhiều giai đoạn.
      Giai đoạn trước cách mạng tháng 10-1917 thông qua những tác phẩm lớn như Những người bạn thân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ xã hội ra sao; Làm gì; Một bước tiến hai bước lùi; Sự phát triển CNTB ở Nga; Hai sách lược của Đảng Xã Hội-Dân chủ; Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của CNTB; Nhà nước và cách mạng....
      Trên cơ sở nền tảng lý luận Mác-Ăngghen như trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, đấu tranh giai cấp ở Pháp… Điều kiện chủ quan để cách mạng vô sản thành công phải có Đảng cách mạng của giai cấp công nhân. Trên cơ sở đó, Lênin tập trung xây dựng Đảng Cách mạng của GCCN lý luận Đảng kiểu mới này là hiện thân của sự kết hợp giữa: lý luận CNXHKH + phong trào công nhân = Đảng Cộng sản.
Qua chuẩn bị tiến hành cách mạng tháng 10 với tác phẩm Nhà nước và Cách mạng. Lênin đã làm sống lại nhưng quan điểm của Mác – Ăngghen về Nhà nước. Ông phân tích kỹ quan điểm đạp tan nhà nước tư sản – bộ máy ăn bám – thiết lập Nhà nước vô sản. Phân tích sâu sắc CNĐQ Lênin rút ra kết luận quan trọng: CMXHCN có thể giành thắng lợi ở những nước kinh tế còn yếu, những nước tư bản trung bính. Dựa trên quy luật phát triển không đều của CNTB, tấn cống vào sợi xích yếu nhất qua đó CMXHCN giảng thắng lợi .
      Tháng 10 năm 1917, CMXHCN đầu tiên trên thế giới nổ ra và thành công, CNXH từ lý luận trở thành hiện thực.
       Các-Mác và Ăngghen là người có công sáng lập CNXHKH biến CMXH từ không tưởng thành hoa học thì V.I.Lênin là người có công lớn biến CNXH từ lý luận thành thực tiễn. Trong quá trình tồn tại của mình CNXHKH ngay từ khi ra đời đã bị các lực lượng thù địch bọn cơ hội, phi Mác – xít tấn công dưới nhiều hình thức hòng xóa bỏ làm mất đi tính khoa học, cách mạng của nó. Bên cạnh đó từ sai lầm đường lối, chủ quan duy ý chí của Đảng Cộng sản Đông Âu và Liên Xô trước đây làm cho CNXH hiện thực từ một hệ thống trở thành “bị thoái tròa, khủng hoảng” chỉ còn lại bốn nước.
       Trước tình hình đó các lực lượng thù địch “hí hứng” tung hô, chủ nghĩa Mác-Lênin đã lỗi thời chỉ phù hợp với thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, Cách mạng Tháng 10-1917 là quái thai lịch sử “thai đẻ non”, CNXHKH đã mất tính khoa học. Xã hội đã chuyển sang kinh tế trí thức, sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân không còn nữa.
      Hồ Chí Minh là người vận dụng sáng tạo lý luận CMXHCN vào nước ta phù hợp điều kiện tình hình nước ta “cách mạng thuộc địa có thể giành được thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc”. Người đã lãnh đạo thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam – nhân tố chủ quan hoàn thành CMXHCN như nhà kinh điển CNXHKH đã nói, Hồ Chí Minh đã lãnh đạo cách mạng nước ta làm CMDC rồi tiếp tục cách mạng không ngừng lên CMXHCN (năm 1945 – 1954 ở miền bắc và 30.4.1975 cả nước) và sự nghiệp đổi mới 36 năm qua./.

Tác giả bài viết: Ths. Nguyễn Thị Phương Thảo - Giảng viên khoa Nhà nước và pháp luật

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây