Đổi mới hình thức sản xuất gắn với tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao lợi thế cạnh tranh trong xây dựng nông thôn mới ở Kon Tum hiện nay

Thứ tư - 30/09/2020 22:39

Tác giả bài viết: ThS. Phan Văn Sinh

Nguồn tin: Khoa Lý luận cơ sở

Đổi mới hình thức sản xuất gắn với tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao lợi thế cạnh tranh trong xây dựng nông thôn mới ở Kon Tum hiện nay

     Tiếp tục đổi mới hình thức sản xuất gắn, thực hiện có hiêu quả chương trình tái cơ cấu nông nghiệp trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Kon Tum, các chủ thể đặc biệt là các Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất-kinh doanh phát triển sản phẩm nâng cao trình độ khoa học, công nghệ trong sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm đặc trưng, khơi dậy niềm tự hào tự mỗi vùng quê, góp phần làm giàu cho mình và cho xã hội, thu hút lao động, nguồn vốn đầu tư vào khu vực nông thôn, thu hẹp khoảng cách đô thị-nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008  của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đề ra chủ trương xây dựng nông thôn mới đã xác định: “ Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc, dân trí được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”. Nghị quyết đã xác định:

     - Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài.

     - Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn phù hợp với quy hoạch không gian xây dựng làng (ấp, thôn, bản), xã và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương; kết hợp giữa hỗ trợ của Nhà nước với phát huy nội lực của cộng đồng dân cư nông thôn. Nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và tổ chức tốt đời sống văn hoá cơ sở.

     - Xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với yêu cầu của nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hoá gồm cả nông nghiệp và phi nông nghiệp, thực hiện "mỗi làng một nghề".

     Trước yêu cầu của sản xuất hàng hoá gắn với phát triển nền kinh tế thị trường và tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới trong nền kinh tế hội nhập, bảo đảm sản phẩm ở nông thôn sản xuất ra có chất lượng, có thương hiệu nhãn mác đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước.

     Uỷ ban nhân dân tỉnh đã xây dựng Đề án xây dựng NTM tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020, có tính đến năm 2025 để làm cơ sở thực hiện theo. Trong đó vấn đề tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng các hình thức tổ chức sản  xuất phù hợp, khai thác lợi thế của từng địa phương, phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện; đây là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm  trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

     Các địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện đổi mới các hình thức sản suất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, nâng cao lợi thế cạnh tranh các sản phẩm ngành hàng, cụ thể đã chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng từ một số loại cây có giá trị thấp như mì, ngô, lúa...sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả, cây công nghiệp (bơ, sầu riêng, cà phê, cao su...), hình thành được nhiều vùng sản xuất tập trung như vùng cà phê xứ lạnh Đông trường Sơn (Kon Plong, Tu Mơ Rông và Đăk Glei), vùng sản xuất rau hoa, củ xứ lạnh tại huyện Kon Pong, vùng sản xuất rau an toàn tại thành phố Kon Tum, Đăk Hà, vùng trồng cây dược liệu (Sâm Ngọc Linh, Đẳng sâm, Đương quy.....) tại các huyện Kon Plong, Tu Mơ Rông và Đăk Glei....Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng được triển khai có hiệu quả, với tỷ lệ che phủ rừng cao (62,78% so với cả nước là 41,65%)([1]); việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển các mô hình sản xuất theo liên kết chuỗi đã được hình thành; các địa phương đã trú trọng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu kinh tế cao, đây là khâu đột phá trong sản xuất, thúc đẩy ngành nông nghiệp và nông thôn phát triển và trở thành ngành kinh tế chủ lực của địa phương như tại huyện Kon Plong, huyện Đăk Hà...Chăn nuôi đại gia súc cũng đang được ngày càng phát triển, điển hình như việc triển khai thực hiện có hiệu quả phương án thụ tinh nhân tạo đàn bò (từ năm 2016 đến năm 2019 đã phối được 2.500 còn bò cái sinh sản và đã có gần 1.600 con bê lai ra đời)([2]). Các loại hình tổ chức sản xuất được đổi mới phù hợp và hiệu quả, sản xuất theo hướng quy mô lớn hơn, dần thích nghi với cơ chế thị trường, các Hợp tác xã đã được tổ chức lại và thành lập mới đảm bảo theo Luật Hợp tác xã năm 2012, đến tháng 8 năm 2019, toàn tỉnh đã có 68 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản([3]), ngoài ra đã thành lập được 01 Liên hiệp HTX nông công nghiệp xanh Kon Tum; có 112 tổ hợp tác thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp, 108 trang trại trong lĩnh vực nông lâm nghiệp([4]); Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng đã đạt kết quả cao, với tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt 34%, đa số các học viên sau khi học nghề đã áp dụng vào thực tiễn công việc sản xuất của gia đình, nắm bắt kỹ thuật để phát triển sản xuất có hiệu quả, nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống, tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình.

     Tuy nhiên,  trong phát triển sản xuất, công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình sản xuất phù hợp với từng địa bàn để nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn còn lúng túng, do đầu ra và giá cả của sản phẩm nông nghiệp không ổn định. Hình thức liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp với người dân chưa được nhân rộng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất còn hạn chế dẫn đến năng suất, sản lượng thấp; sản xuất chưa gắn với tiêu thụ dẫn đến giá cả không ổn định. Vì thế, chưa tận dụng được nhiều tiềm năng, lợi thế về điều kiện đất đai của địa phương. Mặt khác nhu cầu về nguồn lực xây dựng nông thôn mới là rất lớn, trong khi đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ hàng năm là rất thấp; bên cạnh đó các địa phương  chưa có các giải pháp để huy động, tăng cường nguồn lực đầu tư cho chương trình như giải pháp phân bổ ngân sách địa phương, huy động sự tham hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, người dân trong phát triển sản xuất....

     Để tiếp tục triển khai chuyển đổi hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả trên địa bàn tỉnh ổn định, bền vững trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp sau:

     Thứ nhất, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng.

     Công tác tuyên truyền được xác định là nhiệm vụ quan trọng trong việc tạo động lực mới cho phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Trong công tác tuyên truyền cần huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, nhất là tranh thủ các cơ quan truyền thông, báo chí để định hướng dư luận và tạo ra hiệu ứng xã hội trong việc phát triển chuyển đổi thói quen tập quán canh tác cũ sang các loại hình sản xuất mới theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm  nhằm nâng cao thu nhập của người dân.

     Thứ hai, phát triển sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phải đa dạng. Từng bước nâng cao chất lượng, quy chuẩn, sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn ở các thị trường khác nhau. Việc phát triển sản phẩm, dịch vụ phải đi liền với phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp.

     Thứ ba, chính sách hỗ trợ tín dụng

     Cần triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách tín dụng, chính sách hỗ trợ tính dụng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp có lợi thế ở địa phương theo chuỗi giá trị, góp phần hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

     Thứ tư, các thủ tục hành chính hỗ trợ người sản xuất phải thực hiện nhanh gọn, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước cần nhiệt tình, tâm huyết và có hiểu biết để chỉ đạo thúc đẩy đề xuất, sáng kiến về sản phẩm từ dưới lên (từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất).

     Như vậy, tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã và đang là yêu cầu cấp bách trong chiến lược phát triển kinh tế ở Kon Tum trong giai đoạn hiện nay và định hướng cho thời gian tới. Trong những năm qua, tỉnh đã quy hoạch nhiều diện tích sản xuất theo hướng chuyên canh theo lợi thế  so sánh của từng địa phương và nhiều hình thức sản xuất phù hợp đang trở thành hướng mở hiệu quả trong quá trình tái cơ cấu. Việc thay đổi tập quán canh tác, chuyển đổi loại hình sản xuất phù hợp, hiệu quả sẽ tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống cho người dân, góp phần tái cơ cấu nông thôn theo chiều sâu và thực hiện tốt mục tiêu xây dựng nông thôn mới và nâng cao vị thế, hiệu quả của nền kinh tế nước ta./.

 


(1),(2) Báo cáo Số 55/BC-UBND ngày 16/3/2020 của UBND  tỉnh Kon Tum: Báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020.

([3]) Doanh thu bình quân khoảng 970 triệu đồng/HTX/năm; lợi nhuận bình quân khoảng 210 triệu đồng/HTX/năm; thu nhập bình quân của thành viên khoảng 35 triệu đồng/người/năm.

([4]) Trong đó có 42 trang trại trồng trọt, 19 trang trại chăn nuôi, 01 trang trại lâm nghiệp, 01 trang trại thủy sản, 46 trang trại tổng hợp.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

baove
 
pc dbhb
 
hcmaa

kontum
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây