Trường chính trị tỉnh Kon Tum

https://truongchinhtri.kontum.gov.vn


Vai trò của Lênin trong việc phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học

      Thời Ph.Ăngghen còn sống (trước 1895) Quốc tế II – Quốc tế xã hội chủ nghĩa (XHCN) hoạt động rất hiệu quả: đã thúcđẩy phong trào công nhân ở nhiều nước phát triển, đấu tranh chống lại những biểu hiện cơ hội trong phong trào công nhân. Nhưng sau năm 1895, khi Ph.Ăngghen mất Quốc tế II phân biệt sâu sắc thành Quốc tế hai rưỡi với nhiều phe phái; phái hữu do Becstanh đứng đầu công khai phẩn đối lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học (CNXHKH), phái tả do Lênin đứng đầu bảo vệ, ủng hộ - phát triển CNXHKH; đặc biệt nguy hiểm là phái giữa Causki ngụy trang núp bóng chủ nghĩa Mác hòng bóp chết chủ nghĩa Mác. Tình hình đó yêu cầu đặt ra cần bảo vệ phát triển CNXHKH.
      Mặt khác vào thời Lênin, chủ nghĩa tư bản (CNTB) đã phát triển thành chủ nghĩa đế quốc, tình hình thực tế đặt ra những yêu cầu nhiệm vụ mới mà lý luận CNXHKH do Mác – Ăngghen sáng lập chưa có lời giải đáp. Trong khi đó, trung tâm cách mạng thế giới chuyển về Nga, mâu thuân sâu sắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản bộc lộ, cần có chiến sách lược mới phù hợp với tình hình mới. Và một yêu cầu có tính nguyên tắc nữa là như Mác-Ăngghen đã từng khẳng định: học thuyết của các ông là học thuyết mở nó cần vận dụng cho phù hợp tình hình mới và cần được bổ sung phát triển…
      Xuất phát từ những lý do đó CNXHKH cần được bảo vệ, bổ sung và phát triển. Và Vladimir Ilyich Lênin đã đảm nhận vai trò ấy một cách xuất sắc – gắn liền với giai đoạn đặc sắc nổi bật của những sự kiện của cách mạng nước Nga và thế giới, chẳng hạn như: Quốc tế II bị phân liệt và mất dần vai trò lãnh đạo phong trào công nhân Quốc tế (năm 1914 giải tán), Đảng Bônsêvích (Đảng Cộng sản) Nga thành lập (1903) tổng kết cách mạng năm 1905 và cách mạng Tháng 02-1917; tổng kết cách mạng tháng 10-1917 – cuộc cách mạng biến CNXH từ lý luận trở thành hiện thực. Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) được thành lập (04/3/1919), bọn cơ hội tấn công điên loạn vào chủ nghĩa Mác.
      
Thông qua những sự kiện nổi bật của giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX như vậy, Lênin đã đóng vai trò rất to lớn trong việc bảo vệ và phát triển lý luận CNXHKH qua nhiều giai đoạn.
      Giai đoạn trước cách mạng tháng 10-1917 thông qua những tác phẩm lớn như Những người bạn thân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ xã hội ra sao; Làm gì; Một bước tiến hai bước lùi; Sự phát triển CNTB ở Nga; Hai sách lược của Đảng Xã Hội-Dân chủ; Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của CNTB; Nhà nước và cách mạng....
      Trên cơ sở nền tảng lý luận Mác-Ăngghen như trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, đấu tranh giai cấp ở Pháp… Điều kiện chủ quan để cách mạng vô sản thành công phải có Đảng cách mạng của giai cấp công nhân. Trên cơ sở đó, Lênin tập trung xây dựng Đảng Cách mạng của GCCN lý luận Đảng kiểu mới này là hiện thân của sự kết hợp giữa: lý luận CNXHKH + phong trào công nhân = Đảng Cộng sản.
      Lênin bảo vệ phát triển lý luận cách mạng dân chủ, tư tưởng cách mạng không ngừng vào thực tiễn nước Nga. Năm 1861 Nga Hoàng tuyên bố bãi bỏ chế độ nông nô những vẫn giữ những đặc quyền đặc lợi riêng nên mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ quý tộc phong kiễn vẫn còn sâu sắc. Bên cạnh đó CNTB đã tồn tại, phát triển ở Nga nên mâu thuẫn giữa GCCN với GCTS cũng rất sâu sắc. Các lực lượng Để quốc và phong kiễn kết hợp nhai làm cho nước Nga vừa là nước phong kiến – đế quốc- quân phiệt. Vấn đề đặt ra là giải quyết mâu thuẫn đó nước Nga phải làm gì? Có quan điểm làm cách mạng dân chủ để cho CNTB phát triển ở Nga. Có quan điểm cho rằng làm ngay cách mạng XHCN Lênin phê phán cả hai quan điểm và cho rằng: trước tiên phải làm cách mạng dân chủ vì nông dân – đa số chưa có quyền lợi chưa có quyền dân chủ, nhưng đây là cách mạng dân chủ kiểu mới nghĩa là do giai cấp công nhân lãnh đạo, động lực của cách mạng là quần chúng công nông. Thiết lập dân chủ chuẩn bị tiền đề làm cách mạng không ngừng chuyển lên CMXHCN.
      Qua tổng kết cách mạng  ở Nga, Lênin chỉ ra hình thức đấu tranh cách mạng từ bãi công kinh tế đến bãi công chính trị đến tổng bãi công và khởi nghĩa vũ trang, trong đó tổng bãi công và khởi nghĩa vũ trang là hình thức phổ biến nhất.
      Qua chuẩn bị tiến hành cách mạng tháng 10 với tác phẩm Nhà nước và Cách mạng. Lênin đã làm sống lại nhưng quan điểm của Mác – Ăngghen về Nhà nước. Ông phân tích kỹ quan điểm đạp tan nhà nước tư sản – bộ máy ăn bám – thiết lập Nhà nước vô sản.Phân tích sâu sắc CNĐQLênin rút ra kết luận quan trọng: CMXHCN có thể giành thắng lợi ở những nước kinh tế còn yếu, những nước tư bản trung bính. Dựa trên quy luật phát triển không đều của CNTB, tấn cống vào sợi xích yếu nhất qua đó CMXHCN giảng thắng lợi .
      Tháng 10 năm 1917, CMXHCN đầu tiên trên thế giới nổ ra và thành công, CNXH từ lý luận trở thành hiện thực. Lênin lại bước vào giai đoạn mới bảo vệ, phát triển lý luận CNSHKH – Giai đoạn sau Cách mạng Tháng 10 – 1917 ông đã tổng kết kinh nghiệm cách mạng, cuộc tổng kết có ý nghĩa to lớn của phong trào cộng sản thế kỷ XX giống như Mác tổng kết Công xã Paris – phong trào cộng sản đặc sắc thế kỷ XIX. Qua đó, Lênin nêu lên ý nghĩa cách mạng Tháng 10 ngoài việc cổ vũ nhân dân toàn thế giới  nó còn chỉ ra những bước căn bản của CMCNXH. Qua những tác phẩm: Kinh tế chính trị trong thời đại CCVS. Nhiệm vụ đoàn thanh niên. Bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản… Ông nêu rõ cần tiến hành công nghiệp hóa đất nước, cải tạo nông nghiệp theo hướng CNXH, giải quyết vấn đề trong nông không thống qua chính sách đoàn kết, nêu gương, tiến hành cách mạng văn hóa. “người cộng sản phải biết làm giàu trí tuệ của mình trên cơ sở tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” (trong Nhiệm vụ đoàn thanh niên).
      Ông đã chú trọng đến sử dụng chuyên gia tư sản bằng biện pháp trả lượng cao để qua đó nhân dân lao động học hỏi về sau làm việc chứ không phải dùng bạo lực cưỡng bức. Lênin nói sẵn sàng đổi một tá cộng sản tồi đổi lấy một chuyên gia tư sản giỏi.
      Tiếp tục đấu tranh bảo vệ sự trong sáng của CNXHKH. Sau Cách mạng tháng 10, phong trào cộng sản đang lên mạnh mẽ, khí thế bừng bừng trong phong trào xuất hiện khuynh hướng “ấu trĩ tả khuynh” nhất là ở các Đảng cộng sản Anh – Đức – Hà Lan gây ảnh hưởng tại hai phong trào làm cho Đảng Cộng sản có nguy cơ xã rời quần chúng, Lênin chỉ rõ đó là khí thế “cửa rơm” (bệnh ấu trĩ tả khuynh). Khi cách mạng cao trào từ bùng nổ, cháy nhanh như rơm. Khi cách mạng thoái trào thì rên rỉ, không giữ được lửa.
      Tháng 7-1920 sở thảo luận cương vấn đề dân tộc và thuộc địa được Lênin trình bày tại Đại hội II – Quốc tế cộng sản nêu lên mối quan hệ giữa CMXHCN ở chính quốc và thuộc địa.Lênin tiếp tục bảo vệ CNXHKH giai đoạn sau nội chiến. Ông nhìn nhận xem xét lại và gạt bỏ những luận điểm thiếu sót chưa phù hợp như: CNXH không có sản xuất hàng hóa, thực hiện phân phối từ kho chung của NN… Thay đổi quan điểm này Lênin chỉ rõ: áp dụng chính sách kinh tế nhiều thành phần, vận dụng những quy luật của sản xuất hàng hóa: giá cả, tiền tệ, lợi nhuận… lấy khuyến khích vật chất làm động lực thúc đẩy người lao động. Xây dựng hợp tác xã như một hình thức kinh tế XHCN khẳng định vai trò to lớn của cách mạng văn hóa trong quá trình xây dựng nước Nga.
      Các-Mác và Ăngghen là người có công sáng lập CNXHKH biến CMXH từ không tưởng thành hoa học thì V.I.Lênin là người có công lớn diễn biến CNXH từ lý luận thành thực tiễn. Trong quá trình tồn tại của mình CNXHKH ngay từ khi ra đời đã bị các lực lượng thù địch bọn cơ hội, phi Mác – xít tấn công dưới nhiều hình thức hòng xóa bỏ làm mất đi tính khoa học, cách mạng của nó. Bên cạnh đó từ sai lầm đường lối, chủ quan duy ý chí của ĐẢng Cộng sản Đông Âu và Liên Xô trước đây làm cho CNXH hiện thực từ một hệ thống trở thành “bị thóa tròa, khủng hoảng” chỉ còn lại bốn nước.
      Trước tình hình đó các lực lượng thù địch “hí hứng” tung hô, chủ nghĩa Mác-Lênin đã lỗi thời chỉ phù hợp với thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, Cách mạng Tháng 10-1917 là quái thai lịch sử “thai đẻ non”, CNXHKH đã mất tính khoa học. Xã hội đã chuyển sang kinh tế trí thức, sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân không còn nữa.
      Hồ Chí Minh là người vận dụng sáng tạo lý luận CMXHCN vào nước ta phù hợp điều kiện tình hình nước ta “cách mạng thuộc địa có thể giành được thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc”. Người đã lãnh đạo thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam – nhân tố chủ quan hoàn thành CMXHCN như nhà kinh điển CNXHKH đã nói, Hồ Chí Minh đã lãnh đạo cách mạng nước ta làm CMDC rồi tiếp tục cách mạng không ngừng lên CMXHCN (năm 1945 – 1954 ở miền Bắc và 30.4.1975 cả nước) và sự nghiệp đổi mới 36 năm qua./.

Tác giả bài viết: Ths. Lê Thị Nghệ GV Trường Chính trị Gia Lai

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây