Kết quả sau gần 01 năm thực hiện Kết luận số 1193-KL/TU ngày 20/4/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án xây dựng Trường Chính trị Kon Tum đạ

Thứ sáu - 05/01/2024 02:21

Nguồn tin: Võ Thanh Bình - Phó Trưởng phòng TCHCTTTL:

            Xây dựng trường chính trị chuẩn theo Quy định số 11-QĐ/TW, ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về trường chính trị chuẩn là quá trình chuẩn hóa, nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn của các trường chính trị cấp tỉnh, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đủ phẩm chất, năng lực, uy tín; cung cấp luận cứ phục vụ hoạch định chủ trương, chính sách của địa phương. Để đạt mục tiêu này, các trường chính trị cấp tỉnh nói chung, Trường chính trị tỉnh Kon Tum nói riêng cần được chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, giảng viên; chuẩn hóa các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn.
          1. Những kết quả bước đầu trong việc xây dựng trường chính trị Kon Tum đạt chuẩn
          Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy Kon Tum tại văn bản số 1452-CV/VPTU ngày 02/8/2021 của Văn phòng Tỉnh ủy về việc thực hiện Thông báo số 463-TB/HVCTQG ngày 22/7/2021 của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh về Trường Chính trị chuẩn, Trường Chính trị tỉnh Kon Tum đã hoàn thành "Đề án xây dựng Trường Chính trị tỉnh Kon Tum đạt chuẩn giai đoạn 2023- 2026, định hướng đến năm 2030" qua kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Kết luận số 1193-KL/TU ngày 20/4/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án xây dựng Trường Chính trị Kon Tum đạt chuẩn giai đoạn 2023- 2026, định hướng đến năm 2030). Trên cơ sở Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trường đã ban hành Kế hoạch số 88A -KH/TCT ngày 06/6/2023 về thực hiện Đề án xây dựng Trường Chính trị Kon Tum đạt chuẩn giai đoạn 2023- 2026, định hướng đến năm 2030 để triển khai thực hiện.
         Sau gần 01 năm triển khai Kết luận số 1193-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án xây dựng Trường Chính trị Kon Tum đạt chuẩn giai đoạn 2023- 2026, định hướng đến năm 2030, được sự quan tâm của  Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn sâu sát, quyết liệt của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, với sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, viên chức của Trường đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện các mặt công tác được thể hiện trên các nội dung:
          Một là, công tác xây dựng quy chế, quy định
         Trong năm 2023, Trường đã xây dựng và ban hành mới và bổ sung các quy chế: Quy chế làm việc, Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở, Quy định về đánh giá, xếp loại viên chức, Quy định về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ Trưởng, Phó khoa, phòng, Quy định về công tác quy hoạch chức danh Trưởng, Phó khoa, phòng; Quy định việc nghỉ hè, nghỉ phép đối với cán bộ, viên chức. Các quy định, quy chế do Trường ban hành đã tạo cơ sở pháp lý đồng bộ để trường triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định, kịp thời đáp ứng yêu cầu tình hình thực tiễn, giúp trường hoàn thiện hệ thống quy định, quy chế, bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ, kịp thời, hợp lý, khả thi, không trái với văn bản của cơ quan cấp trên.
            Hai là, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên
          Trong năm 2023, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Trường đã từng bước sắp xếp cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, viên chức theo hướng bảo đảm tỷ lệ giảng viên trên tổng số cán bộ viên chức. Căn cứ Quyết định số 582-QĐ/BTCTU và Quyết định số 583-QĐ/BTCTU ngày 24/02/2023 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Kon Tum về biên chế của Trường Chính trị tỉnh giai đoạn 2023- 2026 và năm 2023. Để bổ sung số lượng biên chế được giao theo quy định, đặc biệt là đội ngũ giảng viên, Trường đã đề nghị Ban Tổ chức Tỉnh ủy cho Trường được tiếp nhận thêm biên chế là giảng viên trình độ Thạc sĩ trở lên có chuyên ngành phù hợp về làm việc tại Trường. Trong năm 2023, Trường đã tiến hành tiếp nhận 03 viên chức trong đó có 02 giảng viên và nâng số biên chế lên 37 người, trong đó đội ngũ giảng viên là 27/37 chiếm tỷ lệ 72,97% và tăng 4,55% so với cùng kỳ năm 2022; tiến hành bổ nhiệm Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật. Cùng với đó, để từng bước chuẩn hóa đội ngũ viên chức, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, Trường đã cử cán bộ, giảng viên đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị. Cụ thể, trong năm 2023 Trường có 04 giảng viên dự học Cao cấp lý luận chính trị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Chính trị khu vực III (hiện nay 02 viên chức đã tốt nghiệp); 02 viên chức đào tạo giảng viên lý luận chính trị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; 01 giảng viên học Trung cấp lý luận chính trị tại Trường; 05 giảng viên tham gia bồi dưỡng kinh điển Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.
            Ba là, công tác đào tạo, bồi dưỡng có sự chuyến biến rõ nét về quy mô và chất lượng
          Trong năm 2023, Trường đã thực hiện được 44 lớp, số lượng 2819 học viên, vượt 137% kế hoạch Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao. Cụ thể, đào tạo Trung cấp lý luận chính trị 08 lớp, trong đó 05 lớp mở trong năm 2023, có 02 lớp hệ tập trung; 03 lớp hệ không tập trung; Bồi dưỡng 36 lớp với số lượng 2371 học viên[1]. Ngoài ra, Trường phối hợp với Học viện chính trị Khu vực 3 đào tạo 04 lớp Cao cấp lý luận chính trị, tổng số 204 học viên. Trong đào tạo, bồi dưỡng, Trường luôn thực hiện đúng, đủ theo chương trình đào tạo, bồi dưỡng do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Nội vụ và các cấp có thẩm quyền ban hành. Tỷ lệ lớp Trung cấp lý luận chính trị hệ tập trung tại Trường so với lớp Trung cấp lý luận chính trị hệ không tập trung là 02/03 lớp (thực hiện đúng quy định).
Việc đánh giá chất lượng đào tạo được thực hiện theo Kế hoạch số 71-KH/TCT ngày 01/02/2023 của Trường Chính trị tỉnh Kon Tum về đánh giá chất lượng đào tạo Trung cấp lý luận chính trị năm 2023. Nội dung đánh giá bao gồm: Chương trình, học viên, giảng viên, cơ sở vật chất và hiệu quả sau đào tạo. Đối tượng được lấy ý kiến đánh giá gồm: Học viên các lớp Trung cấp lý luận chính trị tất cả giảng viên của Trường và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị sử dụng học viên các lớp Trung cấp lý luận chính trị. Kết quả đánh giá chung: 8.34 điểm, Xếp loại: Tốt (đạt theo quy định).
          Bốn là, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn có nhiều khởi sắc
       Trước đây, hoạt động khoa học là khâu yếu của Trường Chính trị tỉnh Kon Tum, đến nay hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn của Trường đã có chuyển biển mạnh mẽ, bám sát nhiệm vụ chính trị, tập trung vào những vấn đề lý luận và thực tiễn mới đang đặt ra. Nhằm đạt các tiêu chí trường chính trị chuẩn, lãnh đạo Trường đã quan tâm, đẩy mạnh thực hiện toàn diện các hoạt động nghiên cứu khoa học; chú trọng nâng cao chất lượng các đề tài, hội thảo khoa học; tăng cường phối hợp, chủ trì thực hiện đề tài khoa học, hội thảo cấp tỉnh, phấn đấu đạt các chỉ tiêu trong từng tiêu chí đạt trường chính trị chuẩn. Ngay từ đầu năm, Trường đã xây dựng kế hoạch số 70-KH/TCT ngày 06/01/2023 của Trường Chính trị hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn và chỉ đạo triển khai thực hiện. Hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn của Trường được triển khai nghiêm túc, bài bản bảo đảm quy trình, tăng cả về quy mô và chất lượng ngày càng thực chất, thiết thực, hiệu quả thể hiện cụ thể như sau:
          Trường tiếp tục tham gia thực hiện 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh (cùng với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)[2]; đăng ký thực hiện 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và được UBND tỉnh xét giao trực tiếp thực hiện 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh[3]. Trường đã tiến hành nghiệm thu 04 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, trong đó có 01 đề tài năm 2022 chuyển qua, các đề tài được giao thực hiện đảm bảo triển khai theo đúng tiến độ kế hoạch đề ra. Trường đã chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức thành công 01 hội thảo cấp tỉnh[4]; tham mưu cho Tỉnh ủy phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Chính trị khu vực III tổ chức 01 hội thảo khoa học cấp học viện[5]; Tổ chức 03 hội thảo cấp Trường[6]. Quá trình tổ chức hội thảo đều đạt mục đích, yêu cầu đề ra. Ngoài thực hiện đề tài và hội thảo khoa học, Trường đã xuất bản 01 kỷ yếu hội thảo khoa học cấp tỉnh phục vụ tổng kết thực tiễn[7]; viên chức của Trường đã xuất bản 01 đầu sách chuyên khảo phục vụ đào tạo trung cấp lý luận chính trị[8]; phát hành 03 số tạp chí “Thông tin lý luận và thực tiễn” đảm bảo nội dung, đúng quy định luật xuất bản; có 07 bài viết của giảng viên Trường được đăng trên các tạp chí trong nước có chỉ số ISSN.
          Năm là, xây dựng văn hóa trường Đảng, thực hiện kỷ luật, kỷ cương
       Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện ứng xử văn hóa trường Đảng, kỷ luật, kỷ cương tiếp tục được Trường duy trì tốt. Lãnh đạo chuyên môn, cấp ủy, đoàn thể của Trường hoạt động hiệu quả, hằng năm được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Quy chế dân chủ trong nhà trường được thực hiện tốt; tham gia tích cực, đầy đủ các hoạt động thi đua và phong trào thi đua. Để xây dựng văn hóa trường Đảng thực hiện kỷ luật, kỷ cương theo tiêu chí của trường chính trị chuẩn, Trường đã ban hành Kế hoạch số 29-KH/TCT ngày 23/11/2022 triển khai Cuộc vận động "Xây dựng phong cách cán bộ Trường Chính trị tỉnh Kon Tum trung thành, sáng tạo, cống hiến vì sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu lý luận chính trị" giai đoạn 2021- 2025. Đảng ủy đã ban hành Kế hoạch số 23-KH/ĐU ngày 11-3-2023 của Đảng ủy Trường Chính trị về thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023[9].
          Sáu là, Về xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện kỷ thuật, tài chính
          Trong năm 2023, Trường đã được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị từng bước theo hướng tiện nghi, hiện đại. Nhìn chung, hệ thống cơ sở vật chất của trường được quan tâm đầu tư nâng cấp, cải tạo, từng bước đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập, sinh hoạt của cán bộ, giảng viên và học viên.
          Bên cạnh đó, Trường quan tâm về công tác lập kế hoạch tài chính, phân bổ, sử dụng và quản lý tài chính cơ bản đúng quy định của pháp luật, công khai, minh bạch và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường; công tác tài chính, kế toán đảm bảo giải quyết kịp thời chế độ, chính sách cho cán bộ, viên chức và học viên; thực hiện tốt cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính trong tổ chức và hoạt động; công khai, minh bạch hoạt động tài chính.  
          2. Những khó khăn, hạn chế
          Trong quá trình xây dựng trường chính trị Kon Tum đạt chuẩn vẫn còn những khó khăn, hạn chế đó là:
          - Về đội ngũ cán bộ, viên chức: Hiện nay, chưa tổ chức được cho giảng viên của Trường thi hoặc xét thăng hạng giảng viên chính; tỷ lệ 75% giảng viên trên tổng số cán bộ, viên chức chưa đạt theo quy định mức 1;
          - Về công tác đào tạo, bồi dưỡng: Trong năm 2023, Trường chưa thực hiện được đánh giá chất lượng các lớp bồi dưỡng.
         - Về công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn: Trường chưa biên soạn, xuất bản được đầu sách tham khảo, chuyên khảo; Nội dung của Trang thông tin điện tử của Trường chưa phong phú; việc cập nhật, liên kết thông tin trên trang thông tin của Trường chưa thường xuyên; một số tin, bài viết chất lượng còn chưa cao.
- Về cơ sở vật chất, phương tiện kỷ thuật, tài chính
          Để đạt được chuẩn ở mức 1 và mức 2 theo quy định, cơ sở hiện tại của Trường không đủ về diện tích sử dụng và quy mô các công trình xây dựng (diện tích sử dụng tối thiểu ở mức 1 là 20.000m2, hiện tại Trường chỉ có khoảng 13.000m2); trang thiết bị phục vụ dạy và học thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa theo quy định.
          3. Nhiệm vụ trọng tâm để xây dựng trường chính trị Kon Tum đạt chuẩn thời gian tới.
         Trong thời gian tới, việc triển khai thực hiện Kết luận số 1193-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án xây dựng Trường Chính trị Kon Tum đạt chuẩn giai đoạn 2023- 2026, định hướng đến năm 2030 là nhiệm vụ quan trọng. Vì vậy, trọng tâm nhiệm vụ xây dựng trường chính trị chuẩn vẫn là tiếp tục đổi mới đồng bộ, toàn diện công tác của nhà trường và để thực hiện được mục tiêu đó, thiết nghĩ cần sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt, sát sao, đồng bộ hơn nữa của các cơ quan có liên quan từ trung ương đến địa phương thực hiện một số nội dung, cụ thể là:
          Thứ nhất, cần phát huy hơn nữa vai trò của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong công tác quản lý, hướng dẫn chuyên môn, chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng và công nhận trường chính trị chuẩn, trong đó, đặc biệt chú trọng nhóm các trường chính trị còn nhiều khó khăn, xuất phát điểm triển khai xây dựng trường chính trị chuẩn với tỷ lệ chỉ tiêu, tiêu chí thấp; hỗ trợ trường hoàn thiện các chỉ tiêu, tiêu chí chuẩn, nhất là chỉ tiêu về đội ngũ giảng viên, về hoạt động khoa học.
          Thứ hai, tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền; sự phối hợp của các ban, sở, ngành, địa phương của tỉnh trong công tác trường chính trị nói chung và xây dựng trường chính trị chuẩn nói riêng.
          Với vai trò lãnh đạo toàn diện đối với trường chính trị cấp tỉnh; Trước hết, Tỉnh ủy cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trường chính trị và các ban, sở, ngành có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện đề án trường chính trị chuẩn; Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức cho Trường bảo đảm tỷ lệ 75% cơ cấu giảng viên trong tổng số cán bộ, viên chức. Có cơ chế, chính sách khuyến khích cán bộ, giảng viên của Trường học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, trong đó chú trọng cử giảng viên đi nghiên cứu sinh và học cao cấp lý luận chính trị. Quan tâm ban hành quyết định giảng viên thỉnh giảng của Trường gồm lãnh đạo tỉnh, các ban, sở, ngành, địa phương; quy định rõ trách nhiệm của giảng viên thỉnh giảng.
          Thứ ba, có cơ chế, chính sách hợp lý để khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học của trường chính trị; chỉ đạo sở khoa học và công nghệ giao nhiệm vụ thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh cho Trường.
          Thứ tư, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí hoạt động và hiện đại hóa các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, giảng dạy, học tập, nghiên cứu, đáp ứng yêu cầu trường chính trị chuẩn.
                  
 

[1] Trong đó: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân vận và tổ chức xây dựng Đảng 02 lớp/177 học viên; Bồi dưỡng ngạch chuyên viên và chuyên viên chính 04 lớp/224 học viên; Bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp phòng và tương đương 01 lớp/109 học viên; Bồi dưỡng cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý 02 lớp/91 học viên; Bồi dưỡng cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện uỷ và tương đương quản lý 11 lớp/964 học viên; Bồi dưỡng công tác tôn giáo 01lớp/79 học viên; Bồi dưỡng Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện và công chức tham mưu, giúp việc, phục vụ HĐND 02 lớp/92 học viên; Bồi dưỡng Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã 15 lớp/727 học viên.
[2]Đề tài: Nhận diện và ngăn chặn xung đột xã hội trên địa bàn tỉnh Kon Tum – Những vấn đề lý luận và thực tiễn.
[3] Đề tài “Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trên địa bàn tỉnh Kon Tum góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay”
[4] Chủ đề: Đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
[5] Chủ đề: Công tác vận động quần chúng ở cơ sở trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên hiện nay
[6] Chủ đề: 1) Nâng cao chất lượng giảng dạy các chuyên đề về kỹ năng trong chương trình đào tạo trung cấp lý luận chính trị ở Trường Chính trị tỉnh Kon Tum; 2) Tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và sự vận dụng vào giảng dạy ở Trường Chính trị tỉnh Kon Tum; 3) Chuyển đổi số và công tác đào tạo, bồi dưỡng ở Trường Chính trị tỉnh Kon Tum.
[7] Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp tỉnh: Đẩy mạnh triển khai Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
[8] Sách chuyên khảo: Tìm hiểu môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học
[9] Thực hiện Hướng dẫn số 03-HD/ĐUK, ngày 09-3-2023 của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Kon Tum hướng dẫn triển khai Chuyên đề của tỉnh năm 2023 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tận tâm, tận tuỵ, góp phần xây dựng tỉnh Kon Tum phát triển nhanh và bền vững”
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

baove
 
pc dbhb
 
hcmaa

kontum
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây